Hôm nay: Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 Liên hệ Giới thiệu Trang chủ
Trong thờikỳ tốc độ đô thịdiễn ra nhanh chóng, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng,khu đô thị mới, nhà ở dân cư… mọc lên ở nhiều nơi, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho hàng nghìn lao động làm nghề thợ xây ở nông thôn. Tuy nhiên, đây là nghề vất vả, luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

Năm nào cũng vậy, hết tháng giêng, các đội thợ xây quê tôi lại lỉnh kỉnh dụng cụ, phương tiện toả về các tỉnh, thành phố để nhận việc, triển khai các hợp đồng xây dựng. Cũng như nhiều các thanh niên khác, biết sức học của mình hạn chế, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, em Vũ Văn Đường đã theo chủ cai xây dựng đi làm công ăn lương. Nay đây, mai đó; giao việc gì cũng làm, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Từ một thợ phụ chuyên ‘xách xô, vác xi”, Đường nhanh chóng trở thành thợ chính. Năm 2012, Đường tự đứng ra đảm nhận một số công trình xây dựng. Tuy còn  trẻ, nhưng nhờ chăm chỉ làm ăn, hơn 5 năm làm thợ xây, Đường đã tự xây cho mình một ngôi nhà khang trang, rộng rãi. Bà con hàng xóm vẫn thường đùa vui: Thằng Đường ít tuổi mà giỏi thật. Nhà cao cửa rộng, không ai bằng. Nói về nghề, Đường thổ lộ: “Cái nghề này vất vả này chị ạ. Tai họa luôn rình rập. Chuyện dẫm phải đinh, sứt sát chân tay, té ngã là chuyện thường. Nhưng em vẫn phải làm vì đây là nghề giúp gia đình em nâng cao đời sống”.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Lau mồ hôi đang chảy ròng  trên má, anh Hồi cho biết: Gắn bó với nghề xây dựng đã hơn 10 năm, đã từng vào Nam ra Bắc, nghề thợ xây ở đâu cũng vất vả, thiếu thốn trăm bề. Chỗ ở thì tạm bợ, bất tiện. Vì cuộc sống mưu sinh và nuôi 2  con ăn học, tôi chọn nghề này với  hy vọng sau này c ác con có tương lai tốt đẹp hơn”.

Đối với cánh đàn ông làm nghề xây dựng đã vất vả, với phụ nữ lại càng vất vả hơn. Tới bất kỳ công trường xây dựng nào trên địa bàn tỉnh, chúng tôi không quá khó để tìm gặp những phụ nữ làm phụ hồ. Bước ra từ đống gạch vữa bụi, chị Tám (quê ở Vĩnh Tường), kín mít trong bộ đồ công nhân, chỉ hở có hai con mắt, đã quá chuyên với công việc xúc cát, đánh vữa; khi được hỏi về nguyên cớ đến với  nghề xây dựng đầy vất vả, chị chỉ cười: “Có gì đâu, vì miếng cơm manh áo thôi. Với lại, nghề nó “bén” nên cũng chẳng biết thế nào”. Theo chị Tám những lúc thiếu người, trong khi các thợ thì trên cao, dưới đất chỉ còn chị - phụ vữa và người đứng máy trộn, người trực dây kéo, thế là chị lại không ngại ngần mà đảm một lúc hai việc, vừa tiếp gạch, vừa xách vữa.

Hầu hết các công trình xây dựng đều có khẩu hiệu: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn thợ xây ít được đào tạo bài bản, chủ yếu trưởng thành qua thực tế, không được trang bị kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản về an toàn lao động. Bên cạnh đó người thuê nhân công vi phạm các quy định về an toàn lao động. Ngoài ra, đại bộ phận công nhân chỉ cần có việc làm, có tiền là đủ, nên họ không quan tâm đến việc đưa ra các điều kiện với chủ sử dụng lao động để bảo vệ mình. Bộ Luật Lao động quy định rất rõ là doanh nghiệp sử dụng lao động có hợp đồng 3 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thế nhưng, với thợ xây dựng công trường, được đóng bảo hiểm vẫn là ước vọng quá xa vời! Vậy nên khi tai nạn xảy ra, người lao động thiệt đủ đường, chẳng được hưởng chế độ gì.

Tuy cuộc mưu sinh của những người làm nghề xây dựng còn lắm nhọc nhằn, vất vả nhưng không phải vì thế mà họ không có niềm tin vào cuộc sống. Tất cả những người mà tôi từng gặp đều hy vọng vào một tương lai tươi sáng ở các con. Sau khi đứa con gái thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, vợ chồng anh Tâm (Ngũ Kiên- Vĩnh Tường) tạm gác lại công việc đồng áng, xuống Hà Nội làm nghề thợ xây để lấy tiền nuôi con ăn học. Sau 4 năm học Đại học, ra trường với tấm bằng loại giỏi, hiện con gái của anh Tâm đã có công việc ổn định ở một công ty nước ngoài với mức lương gần 10 triệu đồng/tháng. Tâm sự với chúng tôi, anh Tâm tự hào nói: Dù công việc của tôi có vất vả nhưng bù lại các con tôi đều chăm ngoan, học giỏi và rất thương bố mẹ. Đây là nguồn động viên lớn nhất của cuộc đời tôi”. Đó là niềm mong ước, khát khao bình dị của những người lao động chân chính. Cuộc đời họ tựa như những con ong cần mẫn, âm thầm xây nên nhiều công trình, điểm tô cho xã hội, làm đẹp cho đời.

Bài, ảnh Mai Liên  

31026vinhphuc_tindiaphuongimages-uploada

(--- Báo Vĩnh Phúc ---)